Cách học bảng tính tan đơn giản và dễ nhớ

Bảng tính tan là một trong những kiến thức cơ bản trong bộ môn hóa học. Đây là thứ tổng hợp những kiến thức về chất kết tủa, chất bay hơi, chất không tan trong nước. Trong bài viết này, Bí Quyết Học Tập xin được chia sẻ đến các bạn những cách học bảng tính tan đơn giản mà lại rất hữu hiệu.

Khái niệm về độ tan và tầm quan trọng của bảng tính tan hóa học

Độ tan là gì?

Độ tan được hiểu đơn giản là: Bảng tính tan là bảng dùng để thể hiện tính tan hay không tan của một chất (muối, bazơ hoặc axit) trong nước. Tùy vào các loại chất, có những chất có thể tan hoàn toàn trong nước, có các loại chất lại ít tan trong nước và ngược lại có các chất không tan được trong nước. 

Các kí hiệu trong bảng tính tan:

  • T: chất tan trong nước
  • K: chất không tan trong nước’
  • I: chất ít tan 
  • B: chất bay hơi

Cách đọc bảng tính tan

Bảng tính tan gồm các hàng và các cột. Cột là các cation kim loại, còn hàng là các anion gốc axit (hay OH-). Với một chất cụ thể, ta sẽ xác định ion dương và ion âm. So sánh theo hàng và cột tương ứng ta sẽ biết được trạng thái của chất đó tại ô nhất định. 

Tầm quan trọng của bảng tính tan hóa học

Giáo viên sẽ thường hướng dẫn cho chúng ta các cách học bảng tính tan phù hợp. Bảng tính tan cho ta biết độ tan của các chất trong nước: chất kết tủa, chất bay hơi, chất tan hay không tồn tại trong dung dịch. Từ đó, ta có thể làm các bài nhận biết hay vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.

Các cách học bảng tính tan đơn giản, dễ nhớ

Nắm vững quy tắc rút gọn về tính tan

Tính tan của muối

  • Muối có gốc halogen như -Cl, -Br, -F…đa phần đều có khả năng tan trong nước.
  • Muối có gốc silicat (SiO3), sunfit (SO3), cacbonat (CO3) hay sunfua (S) đều sẽ khó tan hoặc không tan trong nước. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi các gốc này kết hợp với kim loại có tính kiềm sẽ tạo ra các hợp chất muối tan được trong nước.
  • Muối sunfate thường dễ tan trong nước. Ngoại trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4 không tan, CaSO4, Ag2SO4 ít tan và HgSO4 không tồn tại.
  • Các kim loại kiềm thổ như: Na, K, Li,…tan được trong nước.
  • Bazơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba). 
  • Muối gốc -HCO3, -HSO3, -HS. Muối của nhóm Nitrat, muối Axetat tan tốt trong nước. 

Màu sắc của các loại kết tủa: 

  • AgCl: kết tủa trắng 
  • PbCl2: ít tan (tan trong nước nóng)
  • AgBr: kết tủa vàng 
  • Agl: kết tủa vàng đậm
  • Hgl2: kết tủa đỏ 
  • Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
  • Fe(OH)2: kết tủa lục nhạt
  • Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
  • Mg(OH)2: kết tủa trắng

Tính tan của axit 

Đa phần các axit đều có khả năng tan cao trong nước. Ngoại trừ một vài axit không tan trong nước đó là H2SiO3, và dễ bay hơi là HCl, HNO3.

Các axit yếu có liên kết không bền, dễ dàng bị phân hủy trong nước và giải phóng khí CO2, SO2 và nước đó là: H2CO3, H2SO3

H2CO3 giải phóng CO2 và nước

H2SO3 giải phóng SO2 và nước.

Tính tan của bazơ

Hầu hết các kim loại đều sẽ tạo ra bazơ tương ứng với chúng. Riêng với AgOH và Hg(OH)2 không tồn tại. Trừ một số bazơ tan được như: KOH, NaOH

Cách học bảng tính tan thông qua thơ

Đây là phương pháp mà các giáo viên cùng học sinh đã phối hợp để tạo ra. Với các bài thơ có vần điệu sẽ giúp học sinh ghi nhớ cách học bảng tính tan một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bazơ, những chú không tan:

Đồng, nhôm, crom, kẽm, mangan, sắt, chì

Ít tan là của canxi

Magie cũng chẳng điện li dễ dàng.

Muối kim loại kiềm đều tan

Cũng như nitrat và “nàng” hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi,

Kim loại I (IA), ta biết rồi,

Những kim loại khác ta “moi” ra tìm

Photphat vào nước đứng im (trừ kim loại IA)

Sunfat một số “im lìm trơ trơ”:

Bari, chì với S-r

Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi,

Còn muối clorua thì

Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (giống Br- và I-)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc SO3 chẳng tan chút nào! (trừ kim loại IA)

Thế gốc S thì sao? (giống muối CO32-)

Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc, mangan, thuỷ ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,

Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!

Các dạng bài tập

Có 8 dung dịch trong suốt sau đây:

BaCl2, NaCl, Na2CO3, Ba(OH)2, HCl, H2SO4, MgSO4, Mg(NO3)2, chứa trong 8 bình riêng biệt bị mất nhãn. Chỉ được chọn dùng thêm một thuốc thử hãy nhận biết mỗi dd trên bằng phương pháp hóa học

Dùng quỳ tím để nhận ra các loại dung dịch

Ba(OH)2: quỳ tím hóa xanh

HCl, H2SO4: quỳ tím hóa 

Các dung dịch còn lại không làm quỳ tím đổi màu.

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ trên, dung dịch nào kết tủa trắng ta nhận biết được dung dịch đó là H2SO4. Dung dịch không có hiện tượng gì ta nhận biết được HCl.

Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O

Cho dung dịch H2SO4 vào các dung dịch không làm quỳ tím đổi màu. 

  • Mẫu nào có khí thoát ra là Na2CO3

H2SO4 + Na2CO3 -> Na2SO4 + CO2 + H2O

  • Mẫu nào có kết tủa trắng xuất hiện là BaCl2 

H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl 

Còn lại là NaCl, MgSO4, Mg(NO3)2

Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại, dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là MgSO4

MgSO4 + BaCl2 -> BaSO4 + MgCl2

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại, mẫu nào có kết tủa xuất hiện là Mg(NO3)2, không có hiện tượng gì là NaCl

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2 -> Mg(OH)2 + Ba(NO3)2