Nắm Bắt Ngay 4 Cách Học Hóa Trị Nhanh Nhất

Hóa trị là nền tảng để có thể học tốt môn Hóa. Bài viết này sẽ hướng dẫn các cách học hóa trị tốt và hữu hiệu nhất. Để bắt đầu hành trang cho hành trình học tốt bộ môn hóa. Chúng ta cần phải nắm vững những nền tảng cơ bản. Trong đó hóa trị giữ yếu tố rất quan trọng quyết định cho các kiến thức nâng cao sau này. Bí Quyết Học Tập xin chia sẻ đến các bạn những cách học hóa trị nhanh nhất.

Hóa trị là gì?

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học

Khái niệm hóa trị vốn đã có trong hóa học từ giữa thế kỷ 19. Trước đây hóa trị của nguyên tố được coi là khả năng của một nguyên tử của nguyên tố có thể kết hợp hay thay thế bao nhiêu nguyên tử hydro hoặc bao nhiêu nguyên tử tương đương khác.

Việc học thuộc bảng hóa trị giúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, nắm vững hóa trị còn giúp cho quy trình cân bằng hóa học cũng như tiếp thu những bài học diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Các cách học hóa trị nhanh nhất

Cách 1: Ghi nhớ số hóa trị của các nguyên tố

Nhóm hóa trị I, II, III, IV

  • Nhóm hóa trị I bao gồm: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br
  • Nhóm hóa trị II bao gồm: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg
  • Nhóm hóa trị III bao gồm: B, Al
  • Nhóm hóa trị IV bao gồm: Si

Nhóm có nhiều hóa trị

Cacbon (Ký hiệu: C), Chì (Ký hiệu: Pb) : IV, II

Crom (Ký hiệu: Cr): II, III

Nito (Ký hiệu: N): II, III, IV

Photpho (Ký hiệu: P): III, V

Lưu huỳnh (Ký hiệu: S): II, IV, VI

Mangan (Ký hiệu: Mn): II, IV, VII

Có 5 nhóm hóa trị cần ghi nhớ: 

  • Các gốc hóa trị I bao gồm: OH (hidroxit ) và NO3 (nitrat)
  •  Các gốc hóa trị II gồm có: CO3 ( cacbonat ) và SO4 (sunfat)
  • Các gốc hóa trị III có PO4 (photphat)

Cách 2: Bài ca hóa trị

Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)

Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài

Là hoá trị ( I ) hỡi ai

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân

Magiê (Mg) , kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)

Ôxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)

Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)

Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !

Này nhôm (Al) hoá trị III lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon (C) , silic (Si) này đây

Có hoá trị IV không ngày nào quên

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền

II , III rồi sẽ nhớ liền nhau thôi

Lại gặp nitơ (N) khổ rồi

I , II , III , IV khi thời lên V

Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm

Xuống II lên VI khi nằm thứ IV

Phốt pho (P) nói đến không dư

Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V

Em ơi cố gắng học chăm

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Bài ca hóa trị này khá đầy đủ. Nó sẽ theo sát các bạn học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 và cả một chặng đường dài phía sau.

Cách 3: Làm thật nhiều bài tập 

Không có phương pháp nào tốt bằng việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Làm nhiều bài tập là một trong các cách học hóa trị hiệu quả nhấtbiện pháp hiệu quả nhất để học hóa trị nhanh thuộc. Nếu chỉ học thuộc lòng mà không áp dụng sẽ rất mau quên. Bài tập của môn hóa vô cùng đa dạng và phức tạp. Hầu hết các dạng bài đều yêu cầu viết phương trình hóa học, nghĩa là đòi hỏi phải học thuộc hóa trị để cân bằng phương trình cho chính xác. Bằng cách luyện tập thật nhiều dạng bài khác nhau, bạn sẽ ghi nhớ sâu được các kiến thức hóa trị, vận động tư duy linh hoạt và hình thành phản xạ nhanh khi làm. 

Cách 4: Bài ca hóa trị nâng cao

Hidro (H) cùng với liti (Li)

Kali (K) cùng với Natri(Na) chẳng rời 

Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời

Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm

Còn đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)

Thường II ít I chớ phân vân gì

Đổi thay II , IV là chì (Pb)

Điển hình hoá trị của chì là II

Bao giờ cùng hoá trị II

Là oxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì

Ngoài ra còn có canxi (Ca)

Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà

Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III

Cacbon silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi

Thế nhưng phải nói thêm lời

Hóa trị II vẫn là nơi đi về

Sắt (Fe) II toan tính bộn bề

Không bền nên dễ biến liền sắt III

Photpho III ít gặp mà

Photpho V chính người ta gặp nhiều

Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu?

I , II, III , IV phần nhiều tới V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng

Clo (Cl) Iot (I) lung tung

II III V VII thường thì I thôi

Mangan (Mn) rắc rối nhất đời

Đổi từ I đến VII thời mới yên

Hoá trị II dùng rất nhiều

Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

Bài ca hoá trị thuộc lòng

Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên

Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.

Hóa học là bộ môn khoa học rất hữu ích và cực kỳ thú vị. Hy vọng với bài viết “Nắm bắt ngay 4 cách học hóa trị nhanh nhất” mà Bí Quyết Học Tập vừa chia sẻ, các bạn sẽ có được các thông tin hữu ích và nâng cao thành tích học tập nhé!